Tin tức - Sự kiện

null Hội nghị phòng, chống bệnh Dại năm 2022

Tiếp nối sự kiện hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống bệnh Dại năm 2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đã phối hợp với Bộ Y tế, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác Một sức khỏe tổ chức Hội nghị phòng, chống bệnh Dại năm 2022 tại tỉnh Bến Tre.

Tham dự Hội nghị có sự tham gia của đại diện lãnh đạo các Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Y tế, một số đơn vị thuộc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế, một số doanh nghiệp và đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.  

Description: C:\Users\PC\Downloads\Dang Web\pic 1 (484 x 323).jpg

Hình ảnh. Đại diện Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Y tế và các Tổ chức quốc tế chủ trì Hội nghị

Tại Hội nghị, các giải pháp trọng tâm và các mô hình điểm trong việc triển khai hiệu quả Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại giai đoạn 2022 - 2030 đã được đánh giá và thảo luận một cách toàn diện và thành phố tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả và đã đạt được những kết quả ban đầu như sau:

          - Trong 06 tháng đầu năm đầu năm 2022, công tác quản lý đàn chó được triển khai thực hiện tại 63/63 tỉnh, thành phố; có 53/63 (chiếm 84%) tỉnh, thành phố có báo cáo danh sách hộ nuôi chó; tổng đàn chó cả nước là trên gần 7 triệu con, được nuôi tại trên 3,2 triệu hộ gia đình. Tỷ lệ đàn chó, mèo được tiêm phòng vắc xin Dại trên phạm vi cả nước đạt hơn 39% (cao hơn gần 2% so với trung bình của giai đoạn 2012 - 2016).

         

Description: C:\Users\PC\Downloads\Dang Web\Pic 2 (600 x 277).jpg

Hình ảnh. Các đại biểu từ các Bộ, Ban, Ngành, các tỉnh/thành phố

và các Tổ chức quốc tế tham dự Hội nghị

          - Cục Thú y đã xây dựng được phần mềm quản lý thông tin về đàn chó và phòng, chống bệnh Dại, đã được tích hợp vào Hệ thống báo cáo dịch bệnh trực tuyến (VAHIS); đồng thời, xây dựng được bản đồ phân bố đàn chó trên phạm vi cả nước và bản đồ dịch tễ bệnh Dại.

          - Tính đến nay, cả nước đã xây dựng được 17 vùng an toàn dịch bệnh Dại tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội (4 vùng: các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Thanh Xuân và quận Hai Bà Trưng đang thẩm định), Đà Nẵng (6 vùng: các quận Cẩm Lệ, Sơn Trà, Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê), thành phố Hồ Chí Minh (an toàn bệnh Dại trên toàn thành phố), Bình Dương (4 vùng: Thị xã Tân Uyên, thị xã Bến Cát, huyện Bàu Bàng và Tp. Thủ Dầu Một), Bà Rịa – Vũng Tàu (2 vùng: Huyện Côn Đảo và Tp. Vũng Tàu). Ngoài ra, còn nhiều địa phương đang xây dựng các vùng an toàn bệnh Dại.

 Tuy nhiên, với tổng đàn chó nuôi lớn, khoảng 07 triệu con, nên nguy cơ bệnh Dại gia tăng do một số nguyên nhân sau: (i) Tỷ lệ tiêm phòng trung bình rất thấp đạt khoảng 40% tổng đàn (chỉ có 13 tỉnh/thành phố đạt tỷ lệ tiêm phòng trên 70%), (ii) Chó mắc bệnh Dại chủ yếu là chó không xác định được chủ, chưa được tiêm phòng vắc xin Dại; (iii) Công tác quản lý đàn chó của một số địa phương còn lỏng lẻo, hầu hết chưa thành lập đội chuyên trách bắt chó thả rông; (iv) Người nuôi cho không chấp hành việc đăng ký, nuôi nhốt chó, tình trạng chó thả rông, không đeo rọ mõm phổ biến; (v) Vi rút Dại còn lưu hành trên động vật; (vi) Chưa áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về quản lý chó nuôi, tiêm phòng vắc xin Dại cho chó theo quy định; (vii) Công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến pháp luật, ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống bệnh Dại còn hạn chế chưa thường xuyên; (viii) Việc bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống bệnh Dại còn ít, chưa đảm bảo duy trì các hoạt động phòng, chống dịch bệnh Dại kịp thời; (ix) Hệ thống thú y cơ sở còn thiếu về số lượng, chưa được tập huấn về chuyên môn thường xuyên; (x) Phối hợp liên ngành, nhất là ngành Thú y, ngành Y tế chưa được tập huấn về chuyên môn.

Description: C:\Users\PC\Downloads\Dang Web\Pic 3 (600 x 400).jpg

Hình ảnh. Báo cáo hoạt động phòng, chống bệnh Dại giai đoạn 2022-2030

Tại Hội nghị, thông qua các báo cáo tham luận và thảo luận, một số giải pháp kỹ thuật đã được đưa ra trao đổi và thống nhất với các nhóm giải pháp hướng tới không còn ca tử vong vì bệnh Dại vào năm 2030; cụ thể như sau: (i) Quản lý đàn chó mèo; (ii) Tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó mèo; (iii) Truyền thông; (iv) Nâng cao năng lực của hệ thống giám sát, điều tra và xử lý ổ dịch; (v) Nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiệm bệnh Dại; (vi) Nâng cao năng lực chuyên môn trong phòng, chống bệnh Dại; (vii) Xây dựng vùng an toàn bệnh Dại.