Asset Publisher

null Kiểm soát vi khuẩn Salmonella và E.coli là trách nhiệm của ngành chăn nuôi

Kiểm soát vi khuẩn Salmonella và E.coli không chỉ bảo vệ an toàn sức khỏe cho người dân mà còn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi Việt Nam trên trường quốc tế.

 

Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y nhấn mạnh: Kiểm soát vi khuẩn Salmonella và E.coli là nhiệm vụ của toàn thể các doanh nghiệp, cơ sở giết mổ, chăn nuôi cả nước chứ không phải của riêng cá nhân, tập thể nào. Ảnh: Hà My.

Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y nhấn mạnh: Kiểm soát vi khuẩn Salmonella và E.coli là nhiệm vụ của toàn thể các doanh nghiệp, cơ sở giết mổ, chăn nuôi cả nước chứ không phải của riêng cá nhân, tập thể nào. Ảnh: Hà My.

Chia sẻ tại Hội thảo kiểm soát bệnh do vi khuẩn Salmonella và E. coli gây ra trên gia cầm Việt Nam ngày 02/8 tại Hà Nội do Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam và Cục Thú y tổ chức, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long cho biết, trong thời gian qua, dù đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trong công tác giết mổ, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, nhưng tình trạng vi sinh vật gây bệnh vẫn được tìm thấy với tỷ lệ rất cao trong gia súc, gia cầm và thịt tươi nhập khẩu, xuất khẩu. 

Tháng 5/2024 vừa qua, đã xảy ra vụ việc 568 người ở Đồng Nai ngộ độc sau ăn bánh mì, dương tính với khuẩn Salmonella và E.coli. Đây là một trong những vấn đề quan trọng được Đảng, nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm.

Từ đó, Cục Thú y, Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam và các đơn vị, doanh nghiệp liên quan tại Việt Nam cùng tổ chức quốc tế mong muốn thông qua sự kiện cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong kiểm soát bệnh do vi khuẩn Salmonella và E. coli gây ra trên gia cầm tại Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho rằng, ngành gia cầm Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là sự bấp bênh và khó đoán định về thị trường tiêu thụ, dịch bệnh vẫn là mối lo thường trực. Bên cạnh các bệnh mới nổi, một số bệnh kinh điển trên gia cầm vẫn chưa kiểm soát được triệt để, trong đó có bệnh bạch lỵ và thương hàn do vi khuẩn Salmonella và E. Coli gây ra.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, khuẩn Salmonella là thủ phạm hàng đầu gây ra bệnh tiêu chảy trên toàn cầu, trong đó có nhiều vụ ngộ độc quy mô lớn. Vi khuẩn đi vào cơ thể người qua ăn uống. Nếu không bù nước kịp thời, người bệnh mất nước, giảm huyết áp, tụt huyết áp, suy đa cơ quan, thậm chí tử vong. 

Cục Thú y, Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam và các đơn vị, doanh nghiệp liên quan tại Việt Nam cùng tổ chức quốc tế mong muốn thông qua sự kiện cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong kiểm soát bệnh do vi khuẩn Salmonella và E. coli gây ra trên gia cầm tại Việt Nam. Ảnh: Hà My.

Cục Thú y, Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam và các đơn vị, doanh nghiệp liên quan tại Việt Nam cùng tổ chức quốc tế mong muốn thông qua sự kiện cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong kiểm soát bệnh do vi khuẩn Salmonella và E. coli gây ra trên gia cầm tại Việt Nam. Ảnh: Hà My.

Vi khuẩn E.coli có sẵn ở trong ruột gia cầm khỏe mạnh và luôn có sẵn trong môi trường chăn nuôi, thức ăn, nước uống. Khi thời tiết thay đổi, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, sức đề kháng của gà giảm là điều kiện tốt cho khuẩn E.coli phát triển và gây bệnh. Cả hai đều là nguyên nhân gây tỷ lệ chết cao ở đàn gà bị nhiễm bệnh, gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã đặt ra những quy định nghiêm ngặt về kiểm soát chất lượng sản phẩm thịt nhập khẩu, hạn chế tối đa tỷ lệ vi sinh vật mang mầm bệnh. Tại Việt Nam, quy định QCVN 01 - 150:2017/BNNPTNT yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung, không được phép có Salmonella trong 25g từ mẫu gộp của 5 mẫu da cổ. 

Năm 2023, các địa phương trong cả nước đã thực hiện lấy 4.171 mẫu thịt tươi và mẫu thịt chế biến để giám sát. Kết quả cho thấy tỷ lệ ô nhiễm vi sinh vật vượt quá giới hạn cho phép vẫn còn rất cao (26,2%), cao hơn số liệu thu thập được vào năm 2022 những 8%. 

"Nếu chúng ta không có những biện pháp quyết liệt để ngăn ngừa và phòng vi khuẩn Salmonella và E.coli, nó sẽ không chỉ ảnh đến sự phát triển của cả một ngành hàng, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng trên cả nước." Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn nhấn mạnh.

Phải có phương thức tiếp cận mang tính hệ thống và tổng thể trong việc kiểm soát vi khuẩn Salmonella và E. coli gây ra trên gia cầm tại Việt Nam.

Phải có phương thức tiếp cận mang tính hệ thống và tổng thể trong việc kiểm soát vi khuẩn Salmonella và E. coli gây ra trên gia cầm tại Việt Nam.

Để hạn chế tối đa tình trạng gia cầm nhiễm phải vi sinh vật lây bệnh, các chuyên gia tham dự Hội thảo cho rằng, phải có phương thức tiếp cận mang tính hệ thống và tổng thể, đặc biệt là vai trò giám sát từ khâu chăn nuôi, giết mổ, chế biến, lưu thông phân phối và kiếm soát chất lượng sản phẩm nhập khẩu từ con giống đến sản phẩm thịt. Đây là nhiệm vụ của toàn thể các doanh nghiệp, cơ sở giết mổ, chăn nuôi cả nước chứ không phải của riêng cá nhân, tập thể nào.

Để phòng chống hiệu quả khuẩn Salmonella và E.coli, thời gian qua, Cục Thú y Việt Nam đã xây dựng và thực hiện chương trình giám sát an toàn thực phẩm đối với sinh an toàn thực phẩm đối với thịt gia cầm với mục tiêu đánh giá thực trạng về vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác quản lý kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm.

Chấn chỉnh lại công tác kinh doanh thịt gia cầm đáp ứng được yêu cầu về để đảm bảo việc giết mổ phẩm thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Trong đó, thực hiện giám sát Salmonella spp và E.coli trong thịt gia cầm.

"Thời gian tới, Cục Thú y, Bộ NN-PTNT tiếp tục đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học, tăng cường xuất khẩu sản phẩm động vật, ngăn chặn tình trạng nhập lậu động vật trái phép, rà soát và siết chặt việc nhập khẩu động vật và sản phẩm động vật nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm." Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long.